Từ 1-7, hoạt động cho vay ngang hàng sẽ được thử nghiệm trong 2 năm, cùng với chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở.
Cho vay ngang hàng sẽ
được thử nghiệm trong 2 năm
Chính
phủ ban hành nghị định 94 về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), các giải
pháp công nghệ tài chính (fintech) trong lĩnh vực ngân hàng. Theo đó, một trong
các giải pháp fintech được Chính phủ đồng ý thử nghiệm là cho vay ngang hàng
(P2P Lending).
Cho
vay ngang hàng là hình thức kết nối trực tiếp giữa người cho vay và người vay
tiền thông qua một nền tảng trực tuyến, không cần trung gian tài chính truyền
thống như ngân hàng.
Hoạt
động thử nghiệm P2P Lending sẽ được cấp phép trong 2 năm, nhưng không áp dụng với
các ngân hàng ngoại.
Các
tổ chức tín dụng, công ty công nghệ tài chính được tham gia xét duyệt cơ chế thử
nghiệm, song không đồng nghĩa việc họ sẽ đáp ứng các điều kiện kinh doanh và đầu
tư khi pháp luật có quy định. Kết quả thử nghiệm là căn cứ để các cơ quan quản
lý nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý liên quan lĩnh vực cho vay
này.
200
công ty cho vay ngang hàng
Theo
Ngân hàng Nhà nước, số lượng các công ty có hoạt động hoặc tham gia cung ứng dịch
vụ, giải pháp fintech tại Việt Nam đã tăng nhanh chóng, từ khoảng 40 công ty
vào cuối năm 2016 đã tăng đến khoảng 200 công ty ở thời điểm năm 2022. Các công
ty này hoạt động trong nhiều mảng, lĩnh vực khác nhau như: thanh toán, cho vay
ngang hàng, chấm điểm tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận thực tế một số công ty lấy danh nghĩa mô hình P2P Lending lợi dụng sự thiếu kiến thức của người dân để lừa bịp, gian dối, quảng cáo sai sự thật.
Có
công ty hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cao để lừa đảo, chiếm đoạt tiền vốn của
người dân bỏ tiền đầu tư mô hình cho vay này hoặc lừa dối người vay về lãi suất,
điều kiện vay trong khi áp mức lãi suất thực tế cao "cắt cổ", tác động
tiêu cực đến cuộc sống của người dân.
Một
số thỏa thuận giữa các bên tham gia trong mô hình P2P Lending (công ty P2P
Lending và nhà đầu tư, công ty P2P Lending và bên thứ ba, công ty P2P Lending
và khách hàng vay…) thiếu rõ ràng, thiếu ràng buộc có tính pháp lý, chưa có cơ
chế giám sát, hậu kiểm đối với việc sử dụng, quản lý vốn vay đúng mục đích của
người đi vay nên có thể dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện giữa các bên.
Mục
tiêu của cơ chế thử nghiệm là thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hỗ trợ hiện đại hóa
lĩnh vực ngân hàng, đồng thời góp phần phổ cập tài chính theo hướng minh bạch,
an toàn và hiệu quả.
Kết
quả triển khai thử nghiệm giải pháp Fintech được sử dụng làm căn cứ thực tiễn để
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ
pháp lý, quy định quản lý liên quan nếu cần thiết.
Việc
xét duyệt tổ chức tham gia sẽ dựa trên các nguyên tắc minh bạch, khách quan và
công khai. Các tổ chức được tham gia thử nghiệm không mặc nhiên được xem là đã
đủ điều kiện kinh doanh hoặc đầu tư khi chuyển sang giai đoạn thương mại chính
thức. Với những đơn vị không tham gia thử nghiệm, vẫn phải tuân thủ đầy đủ các
quy định hiện hành của pháp luật.
TTO