Ngày 26/2, Hội Sinh viên Việt Nam TPHCM phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (BSSC) và Trường đại học Kühne Logistics đã công bố chủ đề và thể lệ cuộc thi Hackathon 2025 . Theo đó, “Logistics Nhân đạo” (Humanitarian Logistics) được lựa chọn làm chủ đề chính cho năm nay.
Nâng cao hiệu quả công tác cứu trợ trong các tình huống thảm họa
Trong bối
cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức nhân đạo phức tạp, vai trò của
vận tải và logistics nhân đạo ngày càng trở nên quan trọng. Cuộc thi Hackathon
Humanitarian Logistics 2025 ra đời với sứ mệnh tìm kiếm và phát triển các giải
pháp sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác cứu trợ trong các tình huống thảm
họa.
Thông qua
việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng, ứng dụng công nghệ tiên tiến và xây dựng hệ thống
cảnh báo sớm, chương trình mong muốn đảm bảo nguồn lực cứu trợ được phân phối
nhanh chóng, chính xác và kịp thời đến những người cần nhất. Do tính chất khẩn
cấp và phức tạp, logistics nhân đạo đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan, đồng thời chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng chi phí cứu trợ.
Chị Trần Thu Hà – Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam
TPHCM cho rằng các bài toán trong lĩnh vực logistics nhân đạo không ngừng thay
đổi và đòi hỏi những giải pháp ngày càng hiệu quả hơn.
Phát biểu
tại chương trình, chị Trần Thu Hà – Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh
viên Việt Nam TPHCM cho biết: “Các bài toán trong lĩnh vực logistics nhân đạo
không ngừng thay đổi và đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm những giải pháp ngày
càng hiệu quả hơn. Hội Sinh viên Việt Nam thành phố nhiệt tình ủng hộ và tham
gia Ban Chỉ đạo chương trình Hackathon Logistics Nhân đạo lần này. Với góc độ của
Thành Đoàn và Hội Sinh viên Thành phố, chúng tôi sẽ nỗ lực lan tỏa chương trình
ý nghĩa này đến hơn 60 trường đại học, cao đẳng có hội sinh viên, cùng gần 190
trường THPT, TT GDNN - GDTX trên địa bàn thành phố. Chúng tôi tin tưởng rằng lực
lượng trẻ đông đảo, năng động, sáng tạo sẽ mang đến những giải pháp đột phá. Hội
Sinh viên Thành phố kỳ vọng, với vai trò đơn vị chỉ đạo, sẽ hỗ trợ và kết nối
cho các nhóm thí sinh tiếp cận những nguồn lực cần thiết để đưa giải pháp vào
thực tiễn.”
Tìm kiếm “bác sĩ” cho mạch máu xã hội
Chia sẻ về
tiềm năng và tầm quan trọng của logistics nhân đạo, chị Nguyễn Thị Diệu Hằng -
Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (BSSC), nhấn mạnh: “Logistics
được xem như mạch máu của nền kinh tế - xã hội. Có mạch máu tốt, chúng ta mới
có một cơ thể khỏe mạnh. Tại Hackathon 2025, các bạn thí sinh sẽ được trao cơ hội
trở thành "bác sĩ", đề xuất những sáng kiến để khai thông "mạch
máu" trong lĩnh vực nhân đạo, giúp hoạt động cứu trợ trở nên nhanh chóng,
chính xác và hiệu quả hơn.”
Chị Nguyễn Thị Diệu Hằng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi
nghiệp (BSSC), nhấn mạnh: “Logistics được xem như mạch máu của nền kinh tế - xã
hội."
Trong
khuôn khổ chương trình, các bạn học sinh, sinh viên cũng tham dự hội thảo “Huy
động nguồn lực giải quyết các bài toán liên quan đến vận tải nhân đạo”, nơi các
chuyên gia và diễn giả chia sẻ sâu hơn về thực trạng, giải pháp và hướng phát
triển trong lĩnh vực này.
GS.TS Andreas Kaplan, Hiệu trưởng Đại học Kühne Logistics – đơn vị đồng
tổ chức Hackathon 2025, nhận định: "Khó khăn trong việc đảm bảo hàng viện
trợ đến đúng nơi, đúng thời điểm và đúng đối tượng đòi hỏi sự đổi mới tư duy
chiến lược, cùng sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp.”
GS.TS
Andreas Kaplan, Hiệu trưởng Đại học Kühne Logistics – đơn vị đồng tổ chức
Hackathon 2025, nhận định: “Logistics nhân đạo không chỉ là vấn đề vận chuyển,
lưu trữ, mà còn đòi hỏi sự chuẩn bị trước thảm họa, khả năng ứng phó cứu trợ
cho người dân, cũng như phục hồi sau đó. Mặc dù tầm quan trọng của lĩnh vực này
đã được thừa nhận, nhưng chưa nhiều người xem đây là chuyên ngành, môn học hay
thậm chí là một lựa chọn phát triển sự nghiệp. Khó khăn trong việc đảm bảo hàng
viện trợ đến đúng nơi, đúng thời điểm và đúng đối tượng đòi hỏi sự đổi mới tư
duy chiến lược, cùng sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp.”
Về Hackathon 2025
Tại Hackathon 2025, các đội thi sẽ có 15 giờ làm việc liên tục trước khi chọn ra top 20 đội xuất sắc nhất để trình bày ý tưởng trước Ban giám khảo. Tổng giá trị giải thưởng tiền mặt lên đến 150 triệu đồng. Bên cạnh cơ hội nhận giải, các bạn trẻ cũng mở rộng cánh cửa nghề nghiệp khi trực tiếp thể hiện tài năng trước các doanh nghiệp và nhà tuyển dụng.
Với thông
điệp “Đổi mới sáng tạo vì lợi ích cộng đồng”, Hackathon 2025 dự kiến sẽ trở
thành sân chơi hấp dẫn, kết nối nguồn lực xã hội và thúc đẩy tinh thần khởi
nghiệp, sáng tạo ở thế hệ trẻ.
Ban tổ chức
bắt đầu tiếp nhận hồ sơ từ ngày 17/2 đến hết ngày 1/4. Vòng bán kết và chung kết
diễn ra vào ngày 19 và 20/4.
BTP