Nhận diện rào cản
Ủy
ban châu Âu (EC) đã thông qua Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu
(EUDR) ngày 16/5/2023. EUDR là quy định mới nhất của Liên minh châu Âu liên
quan vấn đề phát triển xanh và bền vững, quy định cụ thể về các sản phẩm nông sản
không gây mất rừng. Trong đó có mặt ngành gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào EU chịu
sự kiểm soát về EUDR.
Theo
ông Nguyễn Tuấn Hưng, đại diện Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và
Môi trường), EU là một trong 4 thị trường lớn của ngành gỗ Việt Nam. Do đó,
ngành gỗ Việt cần nhận diện những thách thức của quy định EUDR và có các giải
pháp thích ứng để tiếp tục phát triển, thời gian không còn dài, chỉ khoảng hơn
9 tháng nữa là quy định EUDR chính thức được thực thi.
Với
những quy định EUDR, đồ gỗ muốn nhập vào thị trường này doanh nghiệp (DN) phải
thu thập thông tin chứng minh sản phẩm gỗ của mình không liên quan đến phá rừng.
Thông tin gồm có, tên loài gỗ (bắt buộc phải có tên khoa học); số lượng và quốc
gia sản xuất; chỉ dẫn địa lý sản xuất ra các hàng này gồm tọa độ, vị trí, đây
là yêu cầu bắt buộc của EUDR, bất cứ món hàng nào không có thông tin địa lý sẽ
không được vào thị trường châu Âu... Những thông tin kể trên phải được thu thập
đầy đủ, để xác minh sản phẩm của mình không liên quan đến phá rừng; ngoài ra, sản
phẩm phải được sản xuất tuân thủ theo pháp luật của nước sở tại.
Ông
Phạm Văn Bốn, chuyên gia đánh giá cấp cao của Công ty Giám định độc lập quốc tế
(SGS Việt Nam) nhận định: Nguồn gốc gỗ nguyên liệu phải được truy xuất từ nơi
khai thác, tập hợp gỗ, vận chuyển, đến đại lý; từ công đoạn sơ chế, tinh chế,
phân phối đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt, trường hợp DN không tuân thủ quy định
EUDR, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt 4% trong tất cả doanh thu bán hàng trong toàn
EU của năm trước đó, mức phạt lớn.
Đối với Hoa Kỳ, một trong 4 thị trường xuất khẩu lớn của gỗ Việt, ông Lê Văn Lương - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ gỗ Đại Thành (Quy Nhơn, Bình Định) cho hay, thời gian qua, gỗ thương mại nhập vào thị trường Hoa Kỳ cũng có những biến động, đặc biệt là các mặt hàng tủ bếp, tủ phòng tắm có nguy cơ rủi ro rất cao, riêng tủ bếp nguy cơ sẽ bị Hoa Kỳ áp thuế.
Định
vị lại thị trường
Trước
khó khăn về thuế quan, các DN ngành gỗ ở Bình Định mong muốn Hiệp hội Gỗ và Lâm
sản Bình Định phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Bộ Nông
nghiệp và Môi trường để nắm bắt tình hình thị trường, kịp thời cung cấp thông
tin để các DN có những bước chuẩn bị nhằm ứng phó kịp thời trước những biến động.
Để
ngành gỗ Việt phát triển trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, theo ông Võ
Quang Hà - Chủ tịch Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu (Tavico) ở Đồng Nai, trước
tiên, các DN phải định vị lại thị trường, nghiên cứu đưa ra sản phẩm phù hợp
bán cho thị trường có nhu cầu cao; rồi nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản phẩm
đó lấy ở đâu, nếu là rừng trồng trong nước thì phải xác định trồng loại cây gì
phù hợp...
Từ
đó, ngành chức năng phân tích lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, xác định
từng loại gỗ nguyên liệu cho từng loại sản phẩm, ngành gỗ chủ động được hay phải
nhập khẩu để tạo ra nhóm riêng. Hiện nay, ngành gỗ phải trang bị tư duy mới để
thích ứng với những khó khăn trước mắt. Ngành gỗ cũng không nên thiên lệch quá
về thị trường xuất khẩu, mà phải để ý cả thị trường nội địa.
Vẫn
theo ông Hà, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu đối mặt nhiều thách thức,
ngành gỗ cần chia nhóm cụ thể. Khi chia thành từng nhóm như vậy, ngành gỗ sẽ
xác định được sản phẩm gì nhập được vào thị trường nào. Sau đó định vị lại địa
phương nào có thế mạnh về sản phẩm nào để tập trung sản xuất. Từ đó sẽ giúp DN
tạo chuỗi cung ứng cũng như chủ động được nguồn nguyên liệu. “Thị trường EU
đang quan tâm đến EUDR, chúng ta phải định vị khu vực này nhập mạnh mặt hàng gì
để tập trung tuân thủ quy định EUDR vào mặt hàng đó để tạo thuận lợi khi nhập
khẩu vào thị trường này” – ông Hà nhấn mạnh.
Để
hóa giải những thách thức trong việc việc truy xuất nguồn gốc gỗ nguyên liệu của
quy định EUDR, nhiều chuyên gia môi trường cho rằng, cần phải trồng rừng gỗ lớn
để cung cấp nguyên liệu cho ngành gỗ. Bên cạnh đó Nhà nước cần có chính sách hỗ
trợ người dân trồng rừng gỗ lớn nhằm tạo vùng nguyên liệu chất lượng cao.
Ông
Nguyễn Tuấn Hưng, đại diện Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi
trường) cho biết, để đáp ứng quy định EUDR, ngành lâm nghiệp Việt Nam đang thực
hiện thí điểm mô hình cấp mã số vùng trồng cho 25.000 hecta rừng trồng ở 5 tỉnh
phía Bắc. Hiệu quả của mô hình này sẽ được nhân rộng trên cả nước để đơn giản
hóa việc truy xuất nguồn gỗ nguyên liệu cho hoạt động chế biến gỗ xuất khẩu.
TTWTO