Từ lâu tỏi Lý Sơn được coi như là “vàng trắng” ở đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tỏi Lý Sơn là đặc sản nổi tiếng và đã trở thành thương hiệu và nhãn hiệu của vùng (tỏi Lý Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận số 19213/QĐ-SHTT ngày 10/12/2007 và cuối tháng 3/2009). Do sự khác biệt về thổ nhưỡng và kinh nghiệm canh tác truyền từ đời này qua đời khác của người dân địa phương nên tỏi Lý Sơn luôn có hương vị vô cùng đặc biệt, gây nhớ thương cho bao người đã thử qua.
Tỏi thường được trồng
vào vụ Đông Xuân, bắt đầu từ tháng 9, 10 và thu hoạch vào tháng 2 và 3 (âm lịch)
năm sau. Những năm gần đây thời tiết không được thuận lợi như mấy năm trước
mưa, bão và gió lớn thường xuyên xảy ra nên người dân thường dựa vào thời tiết
để canh ngày trồng cho mùa tỏi mới sớm hơn hay muộn hơn mọi năm.
Trên huyện đảo nhỏ
này mọi cây đều được trồng trên ruộng như nhau, điều kiện canh tác và đất trồng
đều giống nhau nhưng nó lại là điểm khác biệt tạo ra sự đặc biệt về mùi, vị của
các cây được đồng trên đảo. Nếu như có cơ hội ghé thăm đảo bạn hãy thử ghé thăm
các ruộng đất trồng vào mùa ” làm đất” để xem người dân nơi đây thay đất tạo
môi trường mới cho cây và hơn hết là thấu hiểu sự vất vả của người dân cao như
thế nào mới tạo ra những cây tỏi, cây hành mang một hương vị đặc trưng riêng của
nó.
Kỹ thuật canh tác
đất trồng tỏi hiện nay là phủ một lớp đất đỏ bazan rồi đầm mịn, rải phân chuồng,
phân xanh được ủ oai từ các loại lá cây, rong biển hoặc phân bò, tiếp đến là phủ
lớp đất cát vôi lên trên.
Hằng năm, người dân cứ trông chờ vào thời tiết khi bão qua đi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu tí tách, những bác nông dân cũng bắt đầu xuống giống cho một mùa “tỏi mới” với mong ước tỏi được mùa, được giá để kiếm thêm thu nhập. Cách trồng của người dân là cào từng hàng đất sau đó trồng từng tép tỏi xuống đất rồi phủ đất lấp mặt tỏi, trồng hết đám ruộng này qua đám khác đến hết sau đó chờ vài ngày tưới nước 1 lần chăm bón thường xuyên.
Công việc cứ lặp
đi, lặp lại thường xuyên trở thành vòng tuần hoàn, sự vất vả cũng ngày càng nhiều
hơn. Khó khăn cũng ngày càng cao hơn điển hình như mưa nhiều thì úng, gió to thổi
bay hết cát không thể giữ được tỏi, ngày càng nhiều bệnh về cây khó chữa và điển
hình hơn hết nếu nắng to thiếu nước cây cũng gầy tong teo, khó phát triển tốt
được, chăm sóc cây từ sáng đến tối mịt như bắt sâu, nhổ cỏ và tưới nước thường
xuyên.
Thế mới thấy từ
khi trồng đến khi thu hoạch người nông dân phải vất vả bao nhiêu và dựa vào điều
kiện thổ nhưỡng mới đem lại cây tỏi mang hương thơm, vị cay nhẹ, võ mỏng và rễ
mềm, chột tỏi không to mà thon dài và không hôi như các giống tỏi khác. Tỏi Lý
Sơn hiện nay có 3 loại tỏi là tỏi thường loại nhiều tép, tỏi 3 tép tài lộc và tỏi
cô đơn và các loại tỏi này đều có hương vị riêng, giá thành khác xa nhau.
Năm nay tỏi được mùa được người dân thu hoạch và buộc thành chùm. Sau đó, tập trung lại thành từng đống lớn. Phương tiện chính để chở tỏi là xe máy.
Vào mùa tỏi chín,
khắp nơi trên huyện đảo ngập tràn màu tỏi trắng và hương thơm nồng đặc trưng. Sau
đó phơi khô để dễ bảo quản và tiêu thụ.
Theo nhiều nông
dân ở Lý Sơn, hiện giá tỏi đang ở mức khá thấp. Thương lái đang thu mua tỏi
tươi với giá 30.000 - 35.000 đồng/kg.
Bà con đang kỳ vọng
giá cả sẽ tăng lên trong thời gian tới. Trung bình, chi phí đầu tư cho một sào
tỏi (500m2) lên đến gần 20 triệu đồng. Do đó, mỗi kg tỏi tươi phải từ 50.000 đồng/kg
trở lên nông dân mới có lời.